Mới đây, hội đồng Tuyển sinh trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển và danh sách đủ điều kiện trúng tuyển diện ưu tiên xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào đại học hệ chính quy năm 2024 theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM (phương thức xét tuyển 2).
Năm 2024, nhà trường tuyển sinh tổng 4010 chỉ tiêu (tăng 10% chỉ tiêu so với năm trước) và giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển. Trong đó phương thức tuyển sinh 2 là ưu tiên xét tuyển với các đối tượng là học sinh của các trường đào tạo chương trình giáo dục THPT chính quy có điểm trung bình cộng học lực 3 năm học lớp 10, 11 và 12 cao nhất Trường THPT và được Hiệu trưởng giới thiệu (hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền giới thiệu) theo quy định, đồng thời phải thỏa các điều kiện khác kèm theo.
Được biết, chỉ tiêu của phương thức này là từ 1% – 5% trên tổng chỉ tiêu dự kiến theo ngành/nhóm ngành. Tiêu chí xét tuyển là điểm xét tuyển - điểm trung bình cộng học lực 3 năm học lớp 10, 11 và 12 của các thí sinh. Trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm xét tuyển trong khi số lượng thí sinh vượt quá chỉ tiêu, tiêu chí phụ sẽ được xem xét là giải thưởng học sinh giỏi/khoa học kỹ thuật cấp quốc gia/tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo thứ tự đoạt giải từ cao xuống thấp và chỉ xét các các giải gồm: giải Nhất, giải Nhì, hoặc giải Ba. Thí sinh chọn nộp giải thưởng cao nhất đạt được ở THPT như trên.
Điểm xét tuyển (ĐXT) được tính theo công thức như sau:
Xem toàn bộ thông báo về phương thức xét tuyển 2 của trường TẠI ĐÂY.
Theo đó, ngành Khoa học máy tính (Chương trình tiên tiến) có điểm trúng tuyển cao nhất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM với điểm tuyệt đối là 10. Các ngành khác cũng có điểm trúng tuyển cao trên 9 có thể kể đến như: Công nghệ sinh học, Hải dương học, Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật hóa học...
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) Đôi nét về ngành Khoa học máy tính
Khoa học máy tính (Computer Science) là ngành liên quan đến mọi khía cạnh của máy tính và các hệ thống tính toán liên quan. Ngành học cũng đào sâu về quy trình hoạt động và giải pháp nâng cao hiệu suất của máy tính. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được học về Ngôn ngữ lập trình, Cấu trúc dữ liệu, Thiết kế thuật toán, Lập trình máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Trí tuệ nhân tạo…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm được rất nhiều công việc như: Lập trình viên, chuyên viên IT, quản trị dự án hệ thống mạng thông tin, cán bộ kỹ thuật…
Khoa học máy tính hiện trở thành ngành học xu thế và có nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất lớn. Theo Coursera , trong giai đoạn năm 2021-2031, nhu cầu nhân sự liên quan đến máy tính và công nghệ thông tin sẽ tăng khoảng 21%.
Ảnh minh họa
Còn ở Việt Nam, thống kê năm 2022, thị trường công nghệ thông tin thiếu khoảng 150.000 nhân lực trong tổng số nhu cầu 530.000 nhân lực. Sinh viên cũng hoàn toàn có thể tự tin đi tìm việc sau khi tốt nghiệp bởi Việt Nam đề ra mục tiêu tới năm 2030 đạt 1,5 triệu nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật số. Trong khi đó theo báo cáo của VietnamWorks , trong 10 năm qua, nhu cầu nhân lực về Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin tăng gấp 4 lần và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng lớn, ngành Khoa học máy tính còn thu hút nhiều sinh viên bởi mức lương cực cao. Theo Top CV, mức lương dành cho ngành Khoa học máy tính lên đến 50 triệu đồng/tháng, thậm chí dao động đến hàng trăm triệu.
Thu nhập trên sẽ thay đổi tuỳ theo: Độ khó của chuyên ngành, số năm kinh nghiệm, môi trường làm việc và thương hiệu cá nhân. Càng có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì thu nhập lại càng tăng mạnh. Những chuyên gia giỏi về Khoa học máy tính tại Mỹ có thể nhận tới 162.000 USD/năm (khoảng 3,7 tỷ VNĐ).
Những người phù hợp để theo học ngành Khoa học máy tínhNgành Khoa học máy tính là lĩnh vực đầy thách thức nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Đối với những ai say mê với cách mà máy tính hoạt động và mong muốn tự mình xây dựng nên các chương trình máy tính, ứng dụng hay hệ thống thông tin, ngành học này chính là sân chơi lý tưởng để họ tìm hiểu và phát triển.
Một người phù hợp để theo đuổi ngành Khoa học máy tính không chỉ cần có niềm đam mê với máy tính mà còn phải có khả năng tư duy logic và phân tích vấn đề. Trong ngành này, việc giải quyết các bài toán phức tạp là một phần không thể thiếu. Do đó, khả năng tư duy hệ thống và tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống là cực kỳ cần thiết.
Bên cạnh đó, kiên nhẫn và tính kiên trì cũng là những đức tính quan trọng. Việc viết code có thể trở nên cực kỳ gian nan, đôi khi một dòng lệnh nhỏ cũng có thể gây ra lỗi trong toàn bộ chương trình. Cho nên, khả năng kiên nhẫn để gỡ lỗi và tìm kiếm giải pháp là chìa khóa để thành công.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, một kỹ sư phần mềm giỏi không chỉ giỏi về mặt kỹ thuật mà còn cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Phần lớn các dự án công nghệ thông tin đều được thực hiện trong một môi trường teamwork, nơi mỗi thành viên đều phụ trách một phần việc và cần phải giao tiếp rõ ràng, hiệu quả.
Cuối cùng, sự sáng tạo và luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới là không thể thiếu. Ngành Khoa học máy tính luôn đổi mới và phát triển nhanh chóng, vì vậy việc không ngừng học hỏi và thích nghi với các công nghệ mới là điều cần thiết để không bị lạc hậu.
Tóm lại, người phù hợp với ngành Khoa học máy tính là người có đam mê với công nghệ, tư duy logic, kiên nhẫn, khả năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt, cũng như khả năng sáng tạo và học hỏi không ngừng.
Tổng hợp